Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Bảng tiêu chuẩn ống thép không gỉ theo ASTM A312 / 778, JIS G3459

Đặt tính chống ăn mòn của SUS 304 và SUS 316



Tính chống ăn mòn của Inox 304:


Inox 304 đã thể hiện được khả năng chống ăn mòn tuyệt vời của mình khi được tiếp xúc với nhiều loại hóa chất khác nhau. Inox 304 có khả năng chống gỉ trong hầu hết ứng dụng của ngành kiến trúc, trong hầu hết các môi trường của quá trình chế biến thực phẩm và rất dễ vệ sinh. Ngoài ra, Inox 304 còn thể hiện khả năng chống ăn mòn của mình trong ngành dệt nhuộm và trong hầu hết các Acid vô cơ.

Loại Inox 304L là loại inox có hàm lượng Carbon thấp (Chữ L ký hiệu cho chữ Low, trong tiếng Anh nghĩa là thấp). 304L được dùng để tránh sự ăn mòn ở những mối hàn quan trọng. Còn loại Inox 304H là loại có hàm lượng Carbon cao hơn 304L, được dùng ở những nơi đòi hỏi độ bền cao hơn. Cả Inox 304L và 304H đều tồn tại ở dạng tấm và ống, nhưng 304H thì ít được sản xuất hơn.

Tính chống ăn mòn của Inox 316:

Inox 316 đã thể hiện được khả năng chống ăn mòn tuyệt vời của mình khi được tiếp xúc với nhiều loại hóa chất khác nhau. Điều nổi bật của Inox 316 là khả năng chống rỗ bề mặt và khả năng chống ăn mòn các kẽ hở trong môi trường Chloride ở nhiệt độ thường. Khi ở trong môi trường Chloride có nhiệt độ cao hơn, khoảng 50 độ C, thì sẽ xuất hiện các hiện tượng rỗ bề mặt, ăn mòn ở các kẽ hở. Ở trong những môi trường như vậy thì Duplex là một lựa chọn tuyệt vời, cụ thể là loại Inox 2205 (UNS S31803) hoặc những loại inox có hàm lượng Molypden cao hơn 6% như UNS S31254.

Cả 3 mác inox 316, 316L và 316H đều có khả năng chống ăn mòn giống nhau. Người ta sẽ ưu tiên dùng Inox 316L khi gặp những mối hàn quan trọng, và ưu tiên sử dụng inox 316H khi cần dùng ở những nơi có nhiệt độ cao.

Tìm hiểu về thép không rỉ

Thép không gỉ luôn gắn liền với tên tuổi của một chuyên gia ngành thép ở nước Anh là Mr. Harry Brearley. Khi vào năm 1913, ông dày công nghiên cứu và đã sáng chế ra một loại thép đặc biệt có khả năng chịu mài mòn cao, bằng việc cắt giảm hàm lượng carbon xuống và cho crôm vào trong thành phần của thép (0.24% C và 12.8% Cr).
 
 
- Sau đó hãng thép Krupp ở nước Đức tiếp tục nghiên cứu cải tiến loại thép này bằng việc cho thêm nguyên tố niken vào thép để tăng khả năng chống ăn mòn axit và làm mềm hơn để dễ gia công. Trên cơ sở hai phát minh này mà 2 loại mác thép 400 và 300 ra đời ngay trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau chiến tranh, những năm 20 của thế kỷ XX, một chuyên gia ngành thép người Anh là Mr. W. H Hatfield tiếp tục nghiên cứu, phát triển các ý tưởng về thép không gỉ. Bằng việc kết hợp các tỉ lệ khác nhau giữa ni ken và crôm trong thành phần thép, ông đã cho ra đời một loại thép không gỉ mới 18/8 với tỉ lệ 8% Ni và 18% Cr, chính là mác thép 304 quen thuộc ngày nay. Ông cũng là người phát minh ra loại thép 321 bằng cách cho thêm thành phần titan vào thép có tỉ lệ 18/8 nói trên.

Trải qua gần một thế kỷ ra đời và phát triển, ngày nay thép không gỉ đã được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực dân dụng và công nghiệp với hơn 100 mác thép và nhiều chủng loại khác nhau.

Trong ngành luyện kim, thuật ngữ thép không gỉ - Stainless steel (inox) được dùng để chỉ một dạng hợp kim sắt chứa tối thiểu 10,5% crôm. Tên gọi là "thép không gỉ" nhưng thật ra nó chỉ là hợp kim của sắt không bị biến màu hay bị ăn mòn dễ dàng như là các loại thép thông thường khác. Vật liệu này cũng có thể gọi là thép chống ăn mòn. Thông thường, có nhiều cách khác nhau để ứng dụng thép không gỉ cho những bề mặt khác nhau để tăng tuổi thọ của vật dụng. Trong đời sống, chúng xuất hiện ở khắp nơi như những lưỡi dao cắt hoặc dây đeo đồng hồ...

Thép không gỉ có khả năng chống sự oxy hoá và ăn mòn rất cao, tuy nhiên sự lựa chọn đúng chủng loại và các thông số kỹ thuật của chúng để phù hợp vào từng trường hợp cụ thể là yếu tố rất quan trọng.

(Inox Đoàn) - Khả năng chống lại sự oxy hoá từ không khí xung quanh ở nhiệt độ thông thường của thép không gỉ có được nhờ vào tỷ lệ crôm có trong hợp kim (nhỏ nhất là 13% và có thể lên đến 26% trong trường hợp làm việc trong môi trường làm việc khắc nghiệt). Trạng thái bị oxy hoá của crôm thường là crôm ôxit (III). Khi crôm trong hợp kim thép tiếp xúc với không khí thì một lớp chrom III oxit rất mỏng xuất hiện trên bề mặt vật liệu; lớp này mỏng đến mức không thể thấy bằng mắt thường, có nghĩa là bề mặt kim loại vẫn sáng bóng. Tuy nhiên, chúng lại hoàn toàn không tác dụng với nước và không khí nên bảo vệ được lớp thép bên dưới. Hiện tượng này gọi là sự oxi hoá chống gỉ bằng kỹ thuật vật liệu. Có thể thấy hiện tượng này đối với một số kim loại khác như ở nhôm và kẽm.

Khi những vật thể làm bằng inox được liên kết lại với nhau với lực tác dụng như bu lông và đinh tán thì lớp ôxit của chúng có thể bị bay mất ngay tại các vị trí mà chúng liên kết với nhau. Khi tháo rời chúng ra thì có thể thấy các vị trí đó bị ăn mòn.

Niken cũng như mô lip đen và vanađi cũng có tính năng oxy hoá chống gỉ tương tự nhưng không được sử dụng rộng rãi.

 - Bên cạnh crôm, niken cũng như mô-lip-đen và ni tơ cũng có tính năng oxi hoá chống gỉ tương tự.
Niken (Ni) là thành phần thông dụng để tăng cường độ dẻo, dễ uốn, tính tạo hình của thép không gỉ. Mô-lip-đen (Mo) làm cho thép không gỉ có khả năng chịu ăn mòn cao trong môi trường axit. Ni tơ (N) tạo ra sự ổn định cho thép không gỉ ở nhiệt độ âm (môi trường lạnh).

Sự tham gia khác nhau của các thành phần crôm, niken, mô-lip-đen, ni tơ dẫn đến các cấu trúc tinh thể khác nhau tạo ra tính chất cơ lý khác nhau của thép không gỉ.

Các loại độ bóng bề mặt inox


  • No1/ 2D/ BTP/ 2B/ BA
  • No4/ HL/ Scotch Britgh PVC
  • Mirror/ Titan/ Embossing/ Etching PVC
  • Inox đen, chưa tẩy bề mặt ( độ chống gỉ không thay đổi)

Cách bảo quản đồ dùng bằng inox

Một dàn nồi niêu xoong chảo inox bóng loáng trong nhà bếp là niềm vui của nhiều bà nội trợ. Nhưng khổ nỗi đồ inox dễ bị những vết ố vàng. Làm sao xử lý?
Chanh là một lựa chọn hoàn hảo nếu bạn là người thích các giải pháp sẵn có trong thiên nhiên. Một miếng vải tẩm nước chanh là khắc tinh của những vết cáu bẩn ở thành và đáy nồi. Chanh cũng có thể “xử” luôn các vết cháy vàng do lửa gây ra. Ngoài ra, nếu không có sẵn chanh, bạn cũng có thể dùng giấm.
Đối với các vết ố đen trên bề mặt đồ dùng inox do một số loại thức ăn gây ra, chẳng hạn như trứng gà, bạn hãy dùng khăn ướt thấm muối chà mạnh.
Còn để giữ gìn đồ dùng inox, không nên dùng chúng đựng thức ăn để lâu ngày. Khi nồi bẩn nên rửa liền, không ngâm lâu trong nước. Khi nấu nướng, không để lửa quá to để giữ cho nồi lâu xuống màu.
Quan sát kỹ, các bà nội trợ có thể nhận biết được đâu là đồ dùng inox thật, đâu là vật dụng xi mạ. Đồ dùng xi mạ ánh lên màu bóng xanh, còn inox màu sáng vàng mờ. Hãy nhìn vào các góc cạnh, chỗ tiếp giáp với quai nồi, cán chảo, bởi ở những chỗ đó, lớp xi mạ thường phủ không đều, dễ để lộ lớp xi lót màu vàng nhạt.
Về chất liệu inox, hiện nay sử dụng phổ biến là chất liệu inox 201 và inox 304. Trong đó, chất liệu inox 304 chủ yếu được sử dụng cho các sản phẩm dùng ngoài trời hoặc các sản phẩm an toàn thực phẩm. Chất liệu inox 201 có giá thành phù hợp hơn và độ bền tương đối tốt được sử dụng phổ biến hơn cho các sản phẩm dùng trong nhà như các loại giá kệ, chạn bát,… Tuy nhiên nhược điểm của sản phẩm làm từ inox 201 là dùng trong thời gian lâu hoặc gặp các tạp chất như muối hoặc axit có thể bị hoen gỉ, vì thế để bảo quản các sản phẩm này luôn giữ được độ sáng bóng, quý vị lưu ý:
  • Vệ sinh lau bụi định kỳ, thường xuyên
  • Hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với muối, axit,
  • Đối với các vết hoen gỉ quý vị có thể dùng giẻ sắt hoặc giấy ráp đánh bay các vết hoen sau đó lau chùi sạch sản phẩm sẽ trở lại sáng bóng như bình thường.
Đối với các sản phẩm phụ kiện phòng tắm, kể cả các sản phẩm làm bằng chất liệu inox 304, quý vị lưu ý không xịt trực tiếp các hóa chất tẩy rửa lên bề mặt để tránh làm hoen ố và mất độ sáng bóng của sản phẩm!
Đối với các loại bàn ăn inox sử dụng chất liệu inox 201, quý khách lưu ý: nên vệ sinh mặt bàn ngay sau khi ăn xong vì trong quá trình ăn uống, thức ăn mặn hoặc nước mắm rớt xuống mặt bàn sẽ làm mặt bàn dễ bị hoen lấm chấm. Quý vị có thể lau sạch bằng giẻ ướt hoặc lau bằng nước rửa bát thì càng tốt.
Nhiều người cứ mua xoong chảo, hay các sản phẩm bằng thép không gỉ (hay còn gọi là đồ inox) là yên tâm, không sợ bị hao mòn. Cũng ít người biết được các chữ số ghi trên nồi là gì. Dưới đây là một vài lưu ý khi sử dụng loại đồ dùng này.
Thép không gỉ là hợp kim giữa sắt, crôm, niken và một hàm lượng cacbon rất nhỏ. Số 18-10 ghi trên nồi có nghĩa là trong thép đó có chứa 18% crôm và 10% niken.18-8 có nghĩa là 18% crôm và 8% niken… Thép 18-10 là tốt nhất vì tính chống ăn mòn cao, được làm bằng công nghệ hiện đại.
Mặc dù thép không gỉ rất bền, ít bị gỉ sét hư hao nhưng để bảo quản được tốt, không biến dạng khi đun nấu, người dùng nên lưu ý các điểm sau:
Không nên đốt chảo bằng thép không gỉ thật nóng sau đó mới đổ dầu ăn vào, vì quy trình này sẽ làm cho chảo biến dạng và giảm tuổi thọ.
Không dùng giấy nhám hoặc đá mài làm trầy xước thép vì sẽ làm mất độ bóng, dễ gây gỉ.
Khi cất giữ, cần phải lau khô sạch, tránh ẩm ướt.
Sử dụng đồ bằng thép không gỉ để nấu đồ chua hoặc cắt cam, chanh, khi xong cần phải rửa, lau thật sạch

Inox 316, inox 316l, inox 321

Inox 316 là loại Inox phổ biến thứ 2 trong các loại Inox. Sản lượng của loại Inox này chiếm đến 20% sản lượng Inox được sản xuất. Như vậy, sản lượng của Inox 304 và 316 đã chiếm hơn 70% sản lượng Inox được sản xuất. Đó là lý do vì sao mà trên thị trường hiện nay, đi đến đâu chúng ta cũng chỉ thấy 2 loại inox này là chủ yếu.

Inox 316L là loại inox có hàm lượng Carbon thấp (Chữ L ký hiệu cho chữ Low, trong tiếng Anh nghĩa là thấp). Loại Inox này được dùng để tránh sự xói mòn ở những mối hàn quan trọng. Còn loại Inox 316H là loại có hàm lượng Carbon cao hơn 316L, được dùng ở những nơi đòi hỏi độ bền cao hơn, nhưng không được sử dụng ở những mối hàn quan trọng. Cả Inox 316L và 316H đều tồn tại ở dạng tấm và ống, nhưng 316H thì ít được sản xuất hơn.

Inox 321, 310s… Loại này có chứa tối thiểu 7% ni ken, 16% crôm, carbon (C) 0.08% max. Thành phần như vậy tạo ra cho loại thép này có khả năng chịu ăn mòn cao trong phạm vi nhiệt độ khá rộng, không bị nhiễm từ, mềm dẻo, dễ uốn, dễ hàn. Loai thép này được sử dụng nhiều để làm đồ gia dụng, bình chứa, ống công nghiệp, tàu thuyền công nghiệp, vỏ ngoài kiến trúc, các công trình xây dựng khác…

Tra mác thép không rỉ

criticInternational steel designationNational designations, superseded by EN
ENASTMJISBS/UKDIN GermanyNF FranceSS Sweden
1.4016430SUS 430430S171.4016Z8 C172320
Mart1.4021420SUS 420J1420S291.4021Z20 C132303
1.4028420SUS 420J2420S451.4028Z33 C132304
1.4313S41500SUS Ti6NM-1.4313Z6 CN 13-042385
Austenitic1.4310301SUS 304301S211.4310Z11 CN 18-082331
1.4318301LNSUS 304L--Z3 CN 18-07 Az-
1.4372201SUS 201--Z12 CMN 17-07 Az-
1.4301304SUS 304304S311.4301Z7 CN 18-092333
1.4307304LSUS 304L304S111.4307Z3 CN 18-102352
1.4311304LNSUS 304LN304S611.4311Z3 CN 18-10 Az2371
1.4541321SUS 321321S311.4541Z6 CNT 18-102337
1.4550347SUS 347347S311.4550Z6 CNNb 18-102338
1.4305303SUS 303303S311.4305Z8 CNF 18-092346
1.4303305SUS 305J1305S191.4303Z1 CN 18-12-
1.4306304LSUS 304L304S111.4306Z3 CN 18-102352
1.4567S30430SUS XM7304S171.4567Z3 CNU 18-09 FF-
1.4401316SUS 316316S311.4401Z7 CND 17-11-022347
1.4404316LSUS 316L316S111.4404Z3 CND 17-11-022348
1.4436316SUS 316316S331.4436Z7 CND 18-12-032343
1.4432316LSUS 316L316S131.4435Z3 CND 18-14-032353
1.4406316LNSUS 316LN316S611.4406Z3 CND 17-11 Az-
1.4429S31653SUS 316LN316S631.4429Z3 CND 17-12 Az2375
1.4571316TiSUS 316Ti320S311.4571Z6 CNDT 17-122350
1.4435316LSUS 316L316S131.4435Z3 CND 18-14-032353
1.4438317LSUS 317L317S121.4438Z3 CND 19-15-042367
1.4439317LN--1.4439Z3 CND 18-14-05 Az-
1.4466S31050-1.4466Z2 CND 25-22 Az-
1.4539904L904S131.4539Z2 NCDU 25-202562
1.4529N08926-1.4529--
1.4547S31254----2378
1.4565S34565-1.4565--
Ferritic1.4713--1.4713--
1.4724---1.4724Z13 C13-
1.4742---1.4742Z12 CAS 18-
1.4762S44600--1.4762Z12 CAS 252322
Austenitic1.4948304HSUS 304304S511.4948Z6 CN 18-092333
1.4878321SUS 321321S511.4878Z6 CNT 18-102337
1.4818S30415
--
2372
1.4833309SSUS 309309S161.4833Z15 CN 24-13-
1.4828-SUH 309-1.4828Z17 CNS 20-12-
1.4835S30815
--
2368
1.4845310SSUS 310S310S161.4845Z8 CN 25-202361
1.4841314-314S251.4841Z15 CNS 25-20-
1.4854S35315-----

Công thức tính trọng lượng inox

CÔNG THỨC TÍNH TRỌNG LƯỢNG THÉP VÀ THÉP KHÔNG GỈ
Viết tắt
T: Dày; W: Rộng; L: Dài;
A: Cạnh; A1: Cạnh 1; A2: Cạnh 2;
I.D: Đường kính trong; O.D: Đường kính ngoài;
Tấm
Trọng lương(kg) = T(mm) x W(mm) x L(mm)
x Tỷ trọng(g/cm3)
Ống tròn
Trọng lượng(kg) = 0.003141 x T(mm) x {O.D(mm) – T(mm)} x Tỷ trọng(g/cm3) x L(mm)
Ống vuông
Trọng lượng(kg) = [4 x T(mm) x A(mm) – 4 x T(mm) x T(mm)] x Tỷ trọng(g/cm3) x 0.001 x L(m)
Ống chữ nhật
Trọng lượng(kg) = [2 x T(mm) x {A1(mm) + A2(mm)} – 4 x T(mm) x T(mm)] x Tỷ trọng(g/cm3) x 0.001 x L(m)
Thanh la (lập là)
Trọng lượng(kg) = 0.001 x W(mm) x T(mm)
x Tỷ trọng(g/cm3) x L(m)
Cây đặc tròn (láp) Dây
Trọng lượng(kg) = 0.0007854 x O.D(mm) x O.D(mm) x Tỷ trọng(g/cm3) x L(m)
Cây đặc vuông
(láp vuông)
Trọgn lượng(kg) = 0.001 x W(mm) x W(mm)
x Tỷ trọng(g/cm3) x L(m)
Cây đặc lục giác
(thanh lục lăng)
Trọng lượng(kg) = 0.000866 x I.D(mm)
x Tỷ trọng(g/cm3) x L(m)
TỶ TRỌNG CỦA THÉP VÀ THÉP KHÔNG GỈ
Thép Carbon
7.85 g/cm3
Inox 201/202/301/302/303/304(L)/305/321
7.93 g/cm3
Inox 309S/310S/316(L)/347
7.98 g/cm3
Inox 405/410/420
7.75 g/cm3
Inox 409/430/434
7.70 g/cm3

Cách thức phân biệt các loại inox

Hiện tại trên thị trường có 4 loại thép không gỉ hay còn gọi là inox  : Austenitic,   Ferritic, Austenictic + Ferritic (Duplex) và Martensitic.
1.    Austenitic: Là loại inox thông dụng nhất . Có rất nhiều loại inox trong nhóm này như : SUS 301, 304, 304L, 316, 316, 321…. Các loại inox này có chứa tối thiểu 7% Niken, 16% Crom và tối đa 0,08% carbon với cấu tạo này thép không gỉ ( inox ) có khả năng chịu ăn mòn cao trong phạm vi nhiệt độ rộng, đặc biệt là không bị nhiễm từ, mềm dẻo dể uốn, dể hàn loại này được dùng trong việc chế tạo các loại vật liệu gia dụng, bình chứa, ống sử dụng trong công nghiệp…
2.    Ferritic : Là loại inox có tính chất tương tự như những loại thép mềm nhưng khác ở chỗ là khả năng chịu ăn mòn cao.Trong nhóm này có các loại SUS 430, 410, 409…
Thành phần hóa học của loại inox này như sau : 12% đến 17% Crom. Loại 12% Cr được dùng nhiều trong kiến trúc và loại 17% được dùng trong chế tạo gia dụng , nồi hơi, máy giặt…
3.    Austenitic + Ferritic : Đây là loại inox có cả  tính chất của cả 2 loại trên nên để tránh nhầm lẩn người ta thường gọi là Duplex, có các loại sau : LDX 2101, SAF 2304, 2205, 253MA. Loại này có chứa Niken ít hơn so với loại Austenitic. Đa75c tính nổi trội của loại inox này là độ chịu bền lực cao cộng với độ bền dẽo tốt. Được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa dầu, sản xuất giấy… Khuynh hướng của thị trường hiện nay đang dần thay thế các loại inox SUS 304, 304L, 316… bằng loại inox Duplex.
4.    Martensitic : Chứa khoản 11% đến 13% Cr có độ bền khi tác dụng lực tốt, độ cứng và độ chịu ăn mòn ở mức tương đối. Được dùng để chế tạo các loại lưỡi dao hay cánh quạt tuabin …
            PHÂN BIỆT CÁC LOẠI INOX.
1.    Phân biệt inox bằng phương pháp phân tích hóa học : Phương pháp này cho kết quả một cách chính xác nhưng có nhược điểm là giá thành cao, thời gian chờ kết quả phân tích lâu.
2.    Phân biệt inox theo tính chất không nhiễm từ hoặc nhiễm từ ( bị nam châm hút ) từ đó xác định inox đó thuộc loại nào. Các loại inox mang mã số đầu 2…,3…. Thuộc loại austenitic theo lý thuyết thì họ austenitic hoàn toàn không bị nhiễm từ tính nhưng nhóm này sẽ bị biến cứng mạnh trong quá trình biến dạng dẽo khi nguội do đó sẽ có sự nhiễm pha từ Austenitic thành Martensitic biến dạng ( Họ Martensitic có tính nhiễm từ). Vì vậy trong thực tế để dùng nam châm phân biệt inox có mã số đầu 2….,3…. Là rất khó đôi khi nhầm gây nhầm lẩn.
3.    Phương pháp nhận biết theo tia lửa mài : Đây là một cách phân biệt inox nhanh hiệu quả, thường được sử dụng ở xưởng sản xuất, tuy nhiên nó cần sự quan sát tinh tế cũng như cần có nhiều kinh nghiệm của người thợ.
a.    Inox có mã số 4
Do thành phần hóa học chứa nhiều Crom và gần như không có Niken nên khi mài sẽ tạo thành tia lửa có màu cam sẩm, phần cuối tia lửa nở thành bông hoa. Có từ tính mạnh hơn các loại 2…., 3….
b.    Inox có mã số 2….
Do có thành phần Niken được thay thế bằng Mangan nên nếu cùng chiều dầy với inox 3….khi cuốn cong sẽ có cảm giác cứng hơn. Khi mài trên đá chùm tia lửa có màu cam sáng, tia lửa dày hoa lửa có nhiều cánh hơn loai số 3….
c.    Inox có mã số 3….
Ở nhóm inox này khi mài tia lửa có màu vàng cam, số cánh hoa lửa ít, dọc theo tia lửa có những đốm sáng nhấp nháy.